Thứ Tư, 27 tháng 3, 2019
Cây bọ mắm (Cây thuốc dòi) điều trị ho lâu năm
Dân gian còn gọi cây bọ mắm còn là cây thuốc dòi, cây dòi ho.
Đây là một trong số ít những cây thuốc nam được người xưa sử dụng làm thuốc điều trị bệnh ho lâu năm, viêm họng mãn tính. Ngày nay với sự phổ biến của các loại thuốc kháng sinh, vai trò của các loại cây thuốc nam đặc biệt là cây bọ mắn trong điều trị chứng ho lâu năm vẫn còn nguyên giá trị.
Nguy cơ về việc làm dụng thuốc kháng sinh trong điều trị ho
Như các bạn đã biết bệnh ho (Viêm phế quản) là một căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là vào những ngày thời tiết chuyển mùa. Căn bệnh này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh, nếu điều trị không triệt để nó còn gây những biến chứng nguy hiểm như: Viêm phổi cấp, suy hô hấp, hen phế quản….
Thậm chí nếu lạm dụng dùng thuốc kháng sinh quá nhiều khiến nhờn thuốc, thuốc mất tác dụng, người bệnh phải phục thuộc 100% vào thuốc kháng sinh làm ảnh hưởng tới các chức năng như gan, thận. Nhiều trường hợp đáng tiếc còn dẫn tới các chứng bệnh khác như viêm cầu thận, suy gan, suy thận do dùng quá nhiều thuốc kháng sinh.
Cây bọ mắm là giải pháp thay thế thuốc Tây tuyệt vời giành cho các bệnh nhân mắc các chứng ho lâu ngày và viêm phế quản mãn tính.
Tên khoa học
Cây bọ mắm có tên khoa học là Pouzolzia zeylanica
Khu vực phân bố
Khi nhìn hình ảnh của cây thuốc này chắc chắn bạn sẽ thấy nó quen quen đúng không ?
Đúng vậy cây bọ mắm mọc hoang rất nhiều ở nước ta, khắp các vùng từ đồng bằng tới trung du miền núi, từ miền Bắc tới miền Nam đều có sự hiện diện, phân bố rộng khắp của vị thuốc này.
Ấy vậy mà ít ai biết đây lại là một vị thuốc quý dùng để điều trị các chứng ho.
Bộ phận dùng
Toàn cây bao gồm: Thân, lá và rễ cây đều được sử dụng để làm thuốc.
Cách chế biến và thu hái
Là cây sống lâu hàng năm, mọc sát đất cây được thu hái quanh năm nhưng nhiều nhất là và thời điểm từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm, đây là thời kỳ cây phát triển mạnh nhất trong năm. Lượng dược tính trong thời gian này cũng cao nhất.
Thành phần hóa học
Là một cây thuốc nam mới được sử dụng trong phạm vi dân gian, những nghiên cứu về cây thuốc quý này còn rất ít. Hiện nay mới chỉ có một số luận văn nghiên cứu về cây thuốc này.
Các đề tài nghiên cứu tìm thấy trong cây bọ mắm có các hoạt chất: isoflavon (Do Đại học Rajshahi Bangladet công bố).
Mùi vị
Theo y học cổ truyền cây bọ mắm có vị ngọt, nhạt, tính mát có tác dụng tiêu đờm, điều trị các chứng ho lâu ngày, ho mãn tính.
*Công dụng của cây bọ mắm
Theo y học cổ truyền và các nghiên cứu hiện đại, cây bọ mắm thường được sử dụng để điều trị các chứng bệnh như:
Điều trị ho đặc biệt là các chứng ho lâu ngày không khỏi, viêm phế quản mãn tính
Điều trị chứng đái rắt, đái buốt do viêm bàng quang, viêm tiết niệu
Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư
Điều trị bệnh lao phổi
Cảm ho hoặc ho lâu ngày, viêm họng, bệnh về phổi;
Kiết lỵ, viêm ruột;
Nhiễm trùng đường tiết niệu, bí tiểu tiện;
Đau răng.
Nấm da cứng.
Dùng ngoài điều trị đinh nhọt, sâu quảng, viêm mủ da, viêm vú
Ở Ấn Độ, cây dùng điều trị giang mai, bệnh lậu và nọc độc rắn.
Ở Malaysia, dịch lá tươi và nước sắc lá dùng uống như là lợi sữa khi sản phụ bị thiếu sữa.
Một số bài thuốc đơn giản từ cây bọ mắm
Điều trị ho lao hay ho lâu ngày: Dùng 40g cây khô sắc uống hàng ngày (hoặc nấu thành dạng cao lỏng trộn mật ong uống ngày 3-4 lần, mỗi lần từ 10ml đến 15ml).
Điều trị viêm họng, viêm phế quản, đau răng: Lấy lá bọ mắm nhai lấy nước nuốt.
Điều trị tắc tia sữa, đái gắt, đái buốt: Dùng 30-40g cây sắc uống mỗi ngày. Ngày nay cây bọ mắm còn được kết hợp với những vị thuốc khác tạo ra những loại thuốc có công hiệu rõ rệt.
Khả năng cô lập tế bào ung thư khi nấu bọ mắm (Pouzolzia indica) với cây công chúa lá rộng (Cananga latifolia).
Điều trị bệnh lao phổi một cách hiệu quả: Khi sắc bọ mắm với cây long thảo dơi (Christia vespertilionis).
Cao bổ phổi do CTCP Dược liệu TW2 sản xuất gồm: Bọ mắm, bách bộ, thạch xương bồ, tinh dầu bạc hà, cam thảo, vỏ quýt, cát cánh.
Cao bổ phổi do CTCP Dược vật tư y tế Thái Nguyên sản xuất, thành phần gồm có: Bọ mắm, mạch môn, bách bộ, cam thảo, trần bì, thạch xương bồ.
Ngoài ra, rễ cây bọ mắm: dùng giải độc, chông lại vi khuẩn, giải sốt, và giúp thải ra mủ (chất độc) từ vết thương nhiễm trùng.
Sử dụng trong mỹ phẩm: Theo những kết quả nghiên cứu gần đầy, dịch trích từ cầy bọ mắm bằng nước hoặc bằng dung dịch acid cho thấy khả năng chống lại những tác nhân gây hại cho da phụ nữ. Do đó, các dịch trích này thường được cho thêm vào các loại mỹ phẩm bảo vệ da.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét